Sự thật về thành phần Silicone trong mỹ phẩm
Silicone không phải là một cái tên xa lạ đối với những ai mê mỹ phẩm, nhưng hầu hết mọi người đều biết tới nó với vô vàn những điều tiếng xấu như “làm tắc lỗ chân lông”, “sinh mụn”, “độc hại”, “gây ung thư”, “là thành phần cần tránh trong mỹ phẩm”. Silicone có thực sự xấu như những lời đồn đại? Hãy cùng tìm hiểu về nó trước khi quyết định tẩy chay nó ra khỏi list thành phần của mình nhé.
Silicone là gì?
Silicone là tên gọi của một nhóm các hợp chất cao phân tử (polymer) nhân tạo, thành phần chủ yếu của nó là silicon (không có chữ “e” ở cuối, kí hiệu hóa học là Si), oxy, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Tùy vào liên kết hóa học giữa các nguyên tố này mà silicone sẽ có những dạng tồn tại khác nhau như lỏng, dẻo hay dạng rắn. Chúng được sử dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn là một vật liệu phổ biến trong y tế.
Silicone là thành phần rất quen thuộc dùng trong mỹ phẩm (nguồn ảnh: dribbble.com)
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, silicone hẳn không phải là một cái tên xa lạ khi mà những người anh em của dòng họ này có mặt rất nhiều trong các sản phẩm make up, dưỡng da và chăm sóc tóc. Có thể kể ra một số cái tên khá quen mặt như dimethicone, phenyl trimethicone, cyclotetrasiloxane (D4), cyclopentasiloxane (D5), cyclohexasiloxane (D6),…
Để nhận biết chất nào thuộc nhóm này trên bảng thành phần, bạn hãy chú ý tìm những chất có đuôi -cone, -conol, -siloxane nhé.
Đặc điểm của Silicone dùng trong mỹ phẩm
Nhắc đến Silicone, có những đặc điểm nổi bật sau mà bạn cần lưu ý:
Silicone có khả năng làm đầy các rãnh do phân tử có cấu trúc lớn
Sự thật là bề mặt da của chúng ta không hề bằng phẳng mà trông khá “ghồ ghề”. Chính nhờ Silicone có cấu trúc phân từ lớn có thể làm đầy các rãnh mà không thấm xuống da, giúp bề mặt da trở nên bằng phẳng, từ đó da phản xạ ánh sáng một cách đồng bộ hơn, tạo hiệu ứng một làn da căng mượt không tì vết.
Silicone tạo thành một lớp màng để ngăn nước bốc hơi
Chính vì chúng có cấu trúc lớn, Silicone nằm trên da của chúng ta tạo thành một lớp màng mỏng có thể ngăn độ ẩm trên da bị bốc hơi, tương tự như một lớp khóa ẩm. Kết hợp với đặc tính làm đầy bạn sẽ cảm thấy da không chỉ láng mà còn ẩm mượt. Đây chính là lý do silicone có mặt trong các sản phẩm make up (foundation, BB cream, CC cream, các loại phấn phủ…), các sản phẩm dầu gội, dầu xả tóc hay các sản phẩm dưỡng da.
Silicone là thành phần có mặt trong hầu hết các sản phẩm Make up, tạo hiệu ứng mượt mà, căng da (nguồn ảnh: wiseGEEK)
Cụ thể, trong các sản phẩm make up, silicone tạo hiệu ứng bóng khỏe, mướt và ẩm. Nếu không có thành phần này, rất có thể lớp make up của bạn sẽ khô cứng, và tất cả những thứ bạn để lên da sẽ đổ dồn vào các nếp nhăn hoặc các rãnh tự nhiên khi bạn cử động cơ mặt.
Mặt khác, silicone cũng được sử dụng trong những sản phẩm chống lão hóa, do có khả năng lấp đầy nên nó giúp che giấu và ngụy trang nếp nhăn.
Với tóc, việc phủ một lớp silicone lên tóc sau khi sử dụng dầu gội, dầu xả giúp tóc bạn trông bóng mượt hơn, dễ chải hơn, giảm được tình trạng dùng lược đánh vật với mái tóc xơ rối.
Silicone có tính chống thấm nước cao
Thường được sử dụng để tăng tính chống thấm trong nhiều sản phẩm. Hãy nhìn xuống những sản phẩm có nhãn “water proof” hoặc “water-resistant” bạn đang có và tìm xem chúng có chứa silicone không nhé!
Silicone rất xốp và có khả năng giữ các chất khác hoạt động trên da
Silicone rất lớn và có những khoảng không trong cấu trúc phân tử, hiểu một cách đơn giản là chúng rất to và xốp. Do đó chúng không thể thấm vào lớp biểu bì mà nằm lại trên bề mặt da. Vì tính chất xốp nên chúng giữ các chất khác lại bên trong cấu trúc của chúng và giúp những chất này hoạt động ngay trên da.
Đặc tính này được khai thác trong công thức của các loại kem chống nắng, đặc biệt là với các thành phần chống nắng hóa học (oxybenzone, avobenzone, octinoxate,…). Vì nếu không được bọc lại thì những chất chống nắng hóa học này sẽ thấm sâu vào da và không còn thực hiện được chức năng hấp thụ được các tia UV ngay trước khi tia UV xâm nhập vào sâu hơn được nữa.
Silicone có trong những loại kem chống nắng hóa học và TiO2 là hoàn toàn cần thiết (nguồn ảnh: internet)
Là một chất chống nắng theo cơ chế vật lý, Titanium dioxide (TiO2) cũng thường được bọc một lớp silicone bên ngoài nhằm ngăn chặn TiO2 phản ứng với nước sinh ra các gốc hydroxyl (thường được biết đến với tên gọi “gốc tự do”) có nguy cơ gây ung thư (1). Silicone không cho TiO2 tiếp xúc với nước và với da, giúp nó trở nên an toàn hơn, và chỉ chuyên tâm thực hiện sứ mệnh chống tia UV mà thôi.
Vì những lý do đã nêu ở trên, việc tồn tại silicone ở những loại kem chống nắng chứa chất chống nắng hóa học và TiO2 là hoàn toàn cần thiết.
Silicone có thực sự an toàn với da?
Hiện tại, silicone được FDA, EU và WHO cho phép sử dụng trong mỹ phẩm. Đến thời điểm này chưa có báo cáo khoa học nào kết luận silicone có khả năng gây độc, gây ung thư hay ảnh hưởng lên thai nhi trong thai kỳ với nồng độ sử dụng trong giới hạn cho phép qua tiếp xúc trên da và qua đường tiêu hóa. WHO thậm chí còn cho phép sử dụng dimethicone (một loại silicone) qua đường tiêu hóa với mức giới hạn là 0-1,5 mg/kg trọng lượng cơ thể (2).
Một thông tin nữa, theo báo cáo năm 2003 của CIR (Cosmetic Ingredients Review, US) silicone được xếp vào nhóm chất ít có khả năng gây kích ứng (2). Đây cũng chính là một trong những lý do khiến silicone được sử dụng làm vật liệu thay thế nhân tạo trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Silicone là thành phần được phép dùng trong mỹ phẩm và giải phẫu thẩm mỹ, ít khả năng gây kích ứng (nguồn ảnh: internet)
Silicone có làm bít tắc lỗ chân lông và gây mụn?
Bàn về khả năng gây bít tắc lỗ chân lông, silicone trong mỹ phẩm có thể tạm chia làm hai loại: bay hơi và không bay hơi (điển hình là dimethicone).
– Đối với các loại silicone dễ bay hơi (các loại silicone dạng vòng): sau khi bôi sản phẩm dưỡng lên da, chúng sẽ mau chóng bốc hơi và để lại một lớp nền khô ráo, thoáng mượt. Vậy nên, nếu sản phẩm của bạn chỉ chứa silicone dễ bay hơi thì hãy yên tâm vì nguyên nhân sinh mụn của bạn không phải do chúng đâu đấy.
– Đối với dimethicone là loại không bay hơi, vì có cấu trúc phân tử rất lớn và xốp nên dù ở lại trên bề mặt da chúng cũng không có khả năng chui vào lỗ chân lông, nằm tại đó gây bít tắc và sinh ra mụn được. Có thể đối với da dầu bạn sẽ cảm thấy bí một chút nhưng đây ắt hẳn không phải vấn đề tiên quyết gây mụn, vấn đề của bạn chính là làm sạch da sau đó với tẩy trang và sữa rửa mặt đầy đủ.
Silicone được chứng minh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây mụn (nguồn ảnh: internet)
Một số người nói rằng họ cảm thấy da bị bí và nổi mụn nhiều hơn sau khi dùng các sản phẩm có silicone. Tuy nhiên cho đến nay chưa có câu trả lời dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học hay một báo cáo nào nào khẳng định điều đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân mình.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm làm đẹp vì Silicone thực sự không xấu, thực tế có rất nhiều sản phẩm chứa silicone có công thức tốt và hiệu quả trong làm đẹp. Đừng ngại thử vì biết đâu bạn lại bỏ qua cơ hội tiếp cận với sản phẩm tốt phù hợp với mình.
Sự thật về thành phần Silicone trong mỹ phẩm
Silicone không phải là một cái tên xa lạ đối với những ai mê mỹ phẩm, nhưng hầu hết mọi người đều biết tới nó với vô vàn những điều tiếng xấu như “làm tắc lỗ chân lông”, “sinh mụn”, “độc hại”, “gây ung thư”, “là thành phần cần tránh trong mỹ phẩm”. Silicone có thực sự xấu như những lời đồn đại? Hãy cùng tìm hiểu về nó trước khi quyết định tẩy chay nó ra khỏi list thành phần của mình nhé.
Silicone là gì?
Silicone là tên gọi của một nhóm các hợp chất cao phân tử (polymer) nhân tạo, thành phần chủ yếu của nó là silicon (không có chữ “e” ở cuối, kí hiệu hóa học là Si), oxy, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Tùy vào liên kết hóa học giữa các nguyên tố này mà silicone sẽ có những dạng tồn tại khác nhau như lỏng, dẻo hay dạng rắn. Chúng được sử dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn là một vật liệu phổ biến trong y tế.
Silicone là thành phần rất quen thuộc dùng trong mỹ phẩm (nguồn ảnh: dribbble.com)
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, silicone hẳn không phải là một cái tên xa lạ khi mà những người anh em của dòng họ này có mặt rất nhiều trong các sản phẩm make up, dưỡng da và chăm sóc tóc. Có thể kể ra một số cái tên khá quen mặt như dimethicone, phenyl trimethicone, cyclotetrasiloxane (D4), cyclopentasiloxane (D5), cyclohexasiloxane (D6),…
Để nhận biết chất nào thuộc nhóm này trên bảng thành phần, bạn hãy chú ý tìm những chất có đuôi -cone, -conol, -siloxane nhé.
Đặc điểm của Silicone dùng trong mỹ phẩm
Nhắc đến Silicone, có những đặc điểm nổi bật sau mà bạn cần lưu ý:
Silicone có khả năng làm đầy các rãnh do phân tử có cấu trúc lớn
Sự thật là bề mặt da của chúng ta không hề bằng phẳng mà trông khá “ghồ ghề”. Chính nhờ Silicone có cấu trúc phân từ lớn có thể làm đầy các rãnh mà không thấm xuống da, giúp bề mặt da trở nên bằng phẳng, từ đó da phản xạ ánh sáng một cách đồng bộ hơn, tạo hiệu ứng một làn da căng mượt không tì vết.
Silicone tạo thành một lớp màng để ngăn nước bốc hơi
Chính vì chúng có cấu trúc lớn, Silicone nằm trên da của chúng ta tạo thành một lớp màng mỏng có thể ngăn độ ẩm trên da bị bốc hơi, tương tự như một lớp khóa ẩm. Kết hợp với đặc tính làm đầy bạn sẽ cảm thấy da không chỉ láng mà còn ẩm mượt. Đây chính là lý do silicone có mặt trong các sản phẩm make up (foundation, BB cream, CC cream, các loại phấn phủ…), các sản phẩm dầu gội, dầu xả tóc hay các sản phẩm dưỡng da.
Silicone là thành phần có mặt trong hầu hết các sản phẩm Make up, tạo hiệu ứng mượt mà, căng da (nguồn ảnh: wiseGEEK)
Cụ thể, trong các sản phẩm make up, silicone tạo hiệu ứng bóng khỏe, mướt và ẩm. Nếu không có thành phần này, rất có thể lớp make up của bạn sẽ khô cứng, và tất cả những thứ bạn để lên da sẽ đổ dồn vào các nếp nhăn hoặc các rãnh tự nhiên khi bạn cử động cơ mặt.
Mặt khác, silicone cũng được sử dụng trong những sản phẩm chống lão hóa, do có khả năng lấp đầy nên nó giúp che giấu và ngụy trang nếp nhăn.
Với tóc, việc phủ một lớp silicone lên tóc sau khi sử dụng dầu gội, dầu xả giúp tóc bạn trông bóng mượt hơn, dễ chải hơn, giảm được tình trạng dùng lược đánh vật với mái tóc xơ rối.
Silicone có tính chống thấm nước cao
Thường được sử dụng để tăng tính chống thấm trong nhiều sản phẩm. Hãy nhìn xuống những sản phẩm có nhãn “water proof” hoặc “water-resistant” bạn đang có và tìm xem chúng có chứa silicone không nhé!
Silicone rất xốp và có khả năng giữ các chất khác hoạt động trên da
Silicone rất lớn và có những khoảng không trong cấu trúc phân tử, hiểu một cách đơn giản là chúng rất to và xốp. Do đó chúng không thể thấm vào lớp biểu bì mà nằm lại trên bề mặt da. Vì tính chất xốp nên chúng giữ các chất khác lại bên trong cấu trúc của chúng và giúp những chất này hoạt động ngay trên da.
Đặc tính này được khai thác trong công thức của các loại kem chống nắng, đặc biệt là với các thành phần chống nắng hóa học (oxybenzone, avobenzone, octinoxate,…). Vì nếu không được bọc lại thì những chất chống nắng hóa học này sẽ thấm sâu vào da và không còn thực hiện được chức năng hấp thụ được các tia UV ngay trước khi tia UV xâm nhập vào sâu hơn được nữa.
Silicone có trong những loại kem chống nắng hóa học và TiO2 là hoàn toàn cần thiết (nguồn ảnh: internet)
Là một chất chống nắng theo cơ chế vật lý, Titanium dioxide (TiO2) cũng thường được bọc một lớp silicone bên ngoài nhằm ngăn chặn TiO2 phản ứng với nước sinh ra các gốc hydroxyl (thường được biết đến với tên gọi “gốc tự do”) có nguy cơ gây ung thư (1). Silicone không cho TiO2 tiếp xúc với nước và với da, giúp nó trở nên an toàn hơn, và chỉ chuyên tâm thực hiện sứ mệnh chống tia UV mà thôi.
Vì những lý do đã nêu ở trên, việc tồn tại silicone ở những loại kem chống nắng chứa chất chống nắng hóa học và TiO2 là hoàn toàn cần thiết.
Silicone có thực sự an toàn với da?
Hiện tại, silicone được FDA, EU và WHO cho phép sử dụng trong mỹ phẩm. Đến thời điểm này chưa có báo cáo khoa học nào kết luận silicone có khả năng gây độc, gây ung thư hay ảnh hưởng lên thai nhi trong thai kỳ với nồng độ sử dụng trong giới hạn cho phép qua tiếp xúc trên da và qua đường tiêu hóa. WHO thậm chí còn cho phép sử dụng dimethicone (một loại silicone) qua đường tiêu hóa với mức giới hạn là 0-1,5 mg/kg trọng lượng cơ thể (2).
Một thông tin nữa, theo báo cáo năm 2003 của CIR (Cosmetic Ingredients Review, US) silicone được xếp vào nhóm chất ít có khả năng gây kích ứng (2). Đây cũng chính là một trong những lý do khiến silicone được sử dụng làm vật liệu thay thế nhân tạo trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Silicone là thành phần được phép dùng trong mỹ phẩm và giải phẫu thẩm mỹ, ít khả năng gây kích ứng (nguồn ảnh: internet)
Silicone có làm bít tắc lỗ chân lông và gây mụn?
Bàn về khả năng gây bít tắc lỗ chân lông, silicone trong mỹ phẩm có thể tạm chia làm hai loại: bay hơi và không bay hơi (điển hình là dimethicone).
– Đối với các loại silicone dễ bay hơi (các loại silicone dạng vòng): sau khi bôi sản phẩm dưỡng lên da, chúng sẽ mau chóng bốc hơi và để lại một lớp nền khô ráo, thoáng mượt. Vậy nên, nếu sản phẩm của bạn chỉ chứa silicone dễ bay hơi thì hãy yên tâm vì nguyên nhân sinh mụn của bạn không phải do chúng đâu đấy.
– Đối với dimethicone là loại không bay hơi, vì có cấu trúc phân tử rất lớn và xốp nên dù ở lại trên bề mặt da chúng cũng không có khả năng chui vào lỗ chân lông, nằm tại đó gây bít tắc và sinh ra mụn được. Có thể đối với da dầu bạn sẽ cảm thấy bí một chút nhưng đây ắt hẳn không phải vấn đề tiên quyết gây mụn, vấn đề của bạn chính là làm sạch da sau đó với tẩy trang và sữa rửa mặt đầy đủ.
Silicone được chứng minh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây mụn (nguồn ảnh: internet)
Một số người nói rằng họ cảm thấy da bị bí và nổi mụn nhiều hơn sau khi dùng các sản phẩm có silicone. Tuy nhiên cho đến nay chưa có câu trả lời dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học hay một báo cáo nào nào khẳng định điều đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân mình.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm làm đẹp vì Silicone thực sự không xấu, thực tế có rất nhiều sản phẩm chứa silicone có công thức tốt và hiệu quả trong làm đẹp. Đừng ngại thử vì biết đâu bạn lại bỏ qua cơ hội tiếp cận với sản phẩm tốt phù hợp với mình.